Minh Trị Duy Tân Lịch sử Tokyo

Thành Cổ Edo, nay là Hoàng cung Tokyo

Năm 1868, quân đội Thiên hoàng đã chiếm giữ Edo kết thúc chế độ Tokugawa. Sau khi chiến thắng các lực lượng Tokugawa tại Toba-Fushimi vào tháng một, Các thủ lĩnh Tokugawa bị đi đày. Edo được đổi tên thành Tokyo ["Kinh đô phía Đông"] và Thiên hoàng Minh Trị, lúc đó 16 tuổi, rời đô từ Kyoto về đây. Những người dân thường ít bị biến động bởi những sự thay đổi này, nhưng họ thường càu nhàu về vật giá leo thang như gạo, cá, và sự sụp đổ của Chế độ Mạc Phủ cũ. Các ý kiến hoài nghi thường xuất hiện trên báo, bảng tin, truyền đơn, và bản in khắc gỗ.[19]

Giáo dục

Vào thời kỳ Minh Trị, các trường học của chính phủ được củng cố và tập hợp thành Đại học Hoàng gia Tokyo vào năm 1877 chú trong đến chuyên môn, phương Tây, đặc biệt là khoa học và công nghệ. Nhiều cố vấn trở về từ Châu ÂuMỹKikuchi Dairoku (1855-1917), một nhà toán học tốt nghiệp Đại học Cambridge ở Luân Đôn, trở thành hiệu trưởng. Các trường cao cấp khác được chuyển thành các trung tâm nghiên cứu và xuất bản đứng đầu bởi những chuyên gia danh tiếng tầm quốc gia. Tất cả đều đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ từ Bộ Giáo dục. Các trường đại học sớm đóng một vai trò trong chính trị quốc gia. Các nghiên cứu về pháp luật phát triển nhanh chóng tại Đại học Tokyo, làm cho các trường đại học sau đó (và bây giờ) là nguồn cung cấp nhân viên hàng đầu cho các văn phòng hành chính. Vì thế, đến những năm 1880, các trường đại học đã trở thành một công cụ chính trị vô giá cho sự quan liêu của chính phủ.[20]

Quy hoạch đô thị

Dân số tăng đều đặn từ 860.000 người năm 1882 lên tới 1,2 triệu người năm 1890 và 2,0 triệu người năm 1905. Trong những thập niên 1870 và 1880, các nhà lãnh đạo các quốc gia tham gia vào các cuộc thảo luận căng thẳng về tương lai của thủ đô Tokyo. Từ 1869 đến 1871 Các quan chức đã thử nghiệm với "Hệ thống Năm mươi quận" để tăng cường kiểm soát dân số. Đến năm 1871 Hệ thống quận Lớn - Nhỏ được ban hành. Đã có một sự chú trọng mới về các tiêu chuẩn thẩm mỹ của thành phố, cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ được xem là cần thiết để duy trì và phát triển.[21]

Bảo tàng

Lịch sử Tokyo cho thấy được sự phát triển trung tâm đô thị lớn nhất Nhật Bản. Phần phía Đông của Tokyo trong Vùng Kantō, nơi hợp với tỉnh Saitama hiện đại, thành phố Kawasaki và phần Đông của thành phố Yokohama (khu vực Musashi); là một trong các tỉnh áp dụng hệ thống luật ritsuryō, hệ thống pháp luật lịch sử dựa trên triết lý của Khổng giáoPháp gia Trung Quốc tại Nhật Bản.[1]

Thủ đô Tokyo trở thành trung tâm của những tài sản văn hóa lớn nhất cả nước. Điển hình như "Horyuji Homotsukan" [Hall of Horyuji Treasures] của Bảo tàng Quốc gia Tokyo trưng bày nhiều cổ vật từ Đền Horyujitỉnh Nara. Machida Hisanari (1839–97), là "cha đẻ" của bảo tàng Quốc gia, ông sử dụng các bộ sưu tập này nhằm phục hồi chế độ quân chủ.[22]

Công viên

Các công viên thành phố là nơi có điểm nhấn, thư giãn, giải trí từ lâu đã trở thành ưu tiên cho các nhà phát triển thành phố Châu Âu và Châu Mỹ giữa thế kỷ 19. Các lãnh đạo Minh Trị cũng có các kế hoạch xây dựng công viên thành phố nhìn chung làm tăng tính hiện đại của Tokyo giống như những gì mà phương tây đã đạt được. Bắt đầu với hai khu vực đại diện: một ở quận phía Bắc kết nối với Tokugawa; và một ở khu vực bình nguyên sát với Cung điện hoàng gia. Chúng trở thành mô hình mẫu cho các công viên khác chung quanh thành phố.[23]

Động đất Kanto 1923

Sở Cảnh sát đô thị bị cháy tại Tokyo, gần Công viên Hibiya trong trận động đất 1923.

Vào buổi trưa vào ngày thứ bảy tháng 1 năm 1923, trận động đất 8,3 độ Richter. Tâm chấn ở Vịnh Sagami, khoảng 80 km về phía nam của Tokyo, mảng nền 10000 kilomet vuông Philipin tác động với mảng lục địa Á - Âu là nguyên nhân của cuộc động đất này. Vài phút sau đó là sóng thần, với một chiều cao 12 mét. Khi đám cháy lan khắp Tokyo, 75% các tòa nhà bị kiến trúc bị hư hại nghiêm trọng. Động đất cũng làm hư hại hầu hết nguồn nước. Với dân số 4,5 triệu, 2% đến 3% đã bị thiệt mạng. Hai triệu người vô gia cư. Hai phần trăm của Tổng thu nhập quốc nội Nhật bản bị mất.[24][25] Thực phẩm và quần áo đã được cung cấp bởi một nỗ lực cứu trợ quốc tế sau đó.

Một số người giải thích Đại thảm họa động đất Kantō 1923 như một hành động của thần linh trừng phạt để răn đe những người Nhật Bản tự cho họ là trung tâm, vô đạo đức, và sống phóng túng. Trong thời gian dài sau, thảm họa lại được cho là một cơ hội tuyệt vời để xây dựng lại thành phố, và để dựng lại những giá trị tinh túy.[26]

Trong quá trình tái thiết, nhiều kiến trúc gỗ cũ được thay thế các công trình hiện đại sử dụng bê tông cốt thép kiểu châu Âu. Nhiều đường cao tốc kiểu mới thay thế các đường phố hẹp xoắn trước đây. Hệ thống tàu điện ngầm được mở lần đầu vào năm 1927 và một sân bay vào năm 1931. Tới năm 1935, dân số của thành phố đã là 6,36 triệu lớn hơn trước khi động đất xảy ra, và đã gần bằng London hay New York. Các "Trung tâm cấp hai" hay các "đô thị vệ tinh" (fukutoshin) như Shinjuku, Shibuya và Ikebukuro đã tăng nhanh chóng. Các vùng bao quanh này được sáp nhập vào Tokyotrong năm1943.

Trái ngược với London, nơi mà tỷ lệ nhiễm bệnh thương hàn đã giảm từ những năm 1870, tỷ lệ này ở Tokyo vẫn cao đặc biệt là ở vùng dân cư cao cấp các quận phía bắc và phía tây quận so với tầng lớp lao động ở phía đông. Có giải thích là do sự suy giảm xử lý rác thải, phương pháp xử lý rác thải truyền thống biến mất do đô thị hóa. Trận động đất 1923 dẫn đến gia tăng các bệnh tật do điều kiện mất vệ sinh sau trận động đất, nó nhắc nhở rằng việc đảm bảo vệ sinh phải đi đôi với xây dựng lại cơ sở hạ tầng.[27]

Sự kiện quan trọng

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch sử Tokyo http://www.amazon.com/Edo-Paris-Urban-State-Modern... http://www.amazon.com/Historical-Dictionary-Dictio... http://www.amazon.com/Tokyo-Edo-Showa-1867-1989-Em... http://www.amazon.com/Yokohama-Burning-Deadly-Eart... http://books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&dq=n... //books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&pg=PA413 //books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&pg=PA414 //books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&pg=PA416 http://books.google.com/books?id=p2QnPijAEmEC&clie... //books.google.com/books?id=p2QnPijAEmEC&pg=PA167